Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh giang mai

24/04/2018 3245 đã xem

       Bệnh giang mai có những diễn biến tương đối phức tạp và biểu hiện của bệnh tập trung theo từng giai đoạn. Việc nắm bắt và tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh giang mai là rất cần thiết, thông qua đó có thể xác định mức độ nguy hiểm do xoắn khuẩn giang mai gây ra và có hướng điều trị phù hợp.

 

Triệu chứng của bệnh giang mai qua các giai đoạn

 

       Giang mai là bệnh xã hội với tính chất nguy hiểm cao chủ yếu lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do vi khuẩn xoắn Treponema pallidum gây ra. Đây là một bệnh lây mức độ phổ biến với nguy cơ tử vong cao hàng thứ nhì sau AIDS.

 

       Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng và tổn thương ở khắp nơi trên cơ thể bệnh nhân tùy theo diễn biến bệnh cụ thể như da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh. Thậm chí có dạng giang mai bẩm sinh do mẹ lây sang con trong thời kỳ mang thai, nhìn chung các giai đoạn của bệnh giang mai gồm 3 thời kì:

 

Bệnh giang mai qua các giai đoạn có nhiều biểu hiện khác nhau
Bệnh giang mai qua các giai đoạn có nhiều biểu hiện khác nhau

 

      Giang mai thời kỳ I: Có thời gian ủ bệnh trung bình là 3 tuần, có biểu hiện của săng và hạch. Săng giang mai thường gặp ở bộ phận sinh dục, là vết lở tròn hay bầu dục, kích thước 0,5 - 2cm, có viền rõ ràng và đều đặn, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và bóp không đau, sau 5 – 6 ngày khi có săng sẽ xuất hiện hạch.

 

      Giang mai thời kỳ II: Trung bình 45 ngày sau khi có săng và tình trạng này có thể kéo dài 2-3 năm. Giai đoạn II có những triệu chứng rầm rộ về da niêm mạc, sang thương đa dạng và nông khi lành không để lại sẹo, có hiện tượng nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn giang mai. Thời kỳ này dễ lây lan, kèm theo triệu chứng khác như nóng sốt, nổi hạch.

 

      Giang mai thời kỳ III: Biểu hiện rất trễ, thường 5, 10, 15 năm sau khi có săng khi đó tổn thương sâu như củ, gôm ở da, cơ, xương, nội tạng nhất là tim mạch và thần kinh. Khi lành để lại sẹo và biến dạng có thể gây nguy cơ tử vong cao cho bệnh nhân.

 

       Để chẩn đoán bệnh giang mai, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, xét nghiệm tìm xoắn khuẩn, phản ứng huyết thanh đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán. Bệnh giang mai nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp thì bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và gây biến chứng nghiêm trọng ở nội tạng.

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

 

       Bệnh giang mai ở giai đoạn chỉ mới phát triển tiềm ẩn trong niêm mạc, chỉ xuất hiện những nốt đào ban đỏ nên nhiều người xem nhẹ, lơ là việc hỗ trợ điều trị. Điều này tạo điều kiện cho giang mai phát triển ngày càng nặng và gây nên những hệ lụy khôn lường.

 

       Yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hỗ trợ điều trị chính là việc phát hiện các giai đoạn của bệnh giang mai càng sớm càng tốt. Nếu ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc xoắn khuẩn giang mai người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa bệnh xã hội để được xét nghiệm và hỗ trợ chữa trị bằng các phương pháp tiên tiến, đạt hiệu quả cao.

 

Bệnh giang mai có thể được điều trị nếu phát hiện sớm và sử dụng liệu pháp cân bằng miễn dịch
Bệnh giang mai có thể khỏi nếu phát hiện sớm và sử dụng biện pháp phù hợp

 

       Nhưng hiện nay, với sự phát triển của nền y học, các chuyên gia đã tìm ra phương pháp hỗ trợ chữa bệnh giang mai tiên tiến mang lại hiệu quả cao là phương pháp chữa trị miễn dịch cân bằng. Cho hiệu quả điều trị triệt để, giảm thiểu tái phát, tiêu diệt và loại bỏ xoắn khuẩn giang mai trong máu kết hợp với tái tạo các tổ chức tế bào, nâng cao miễn dịch cơ thể để ngừa bệnh tái nhiễm trở lại.

 

Bài viết liên quan