Bệnh trĩ là căn bệnh do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay bị phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Ở trạng thái bình thường thì các mô này sẽ hỗ trợ kiểm soát lượng phân thải ra, khi các mô này phồng lên do bị sưng hoặc viêm thì đó là bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ được chia thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội được hình thành ở phía bên trong thành hậu môn. Khi bệnh trở nên nặng, các búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn. Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ theo mức độ nặng tăng dần.
Trĩ ngoại là hiện tượng ngay từ đầu búi trĩ xuất hiện ở bên ngoài hậu môn, xung quanh lỗ hậu môn. Bệnh trĩ ngoại không phân chia theo cấp độ như trĩ nội.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Táo bón là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nội và ngoại. Táo bón khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đại tiện, họ thường xuyên phải rặn mạnh và lâu, làm tăng áp lực lên hậu môn và trực tràng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự hình thành các búi trĩ. Về bệnh táo bón có nhiều nguyên nhân gây bệnh như chế độ ăn uống thiếu chất xơ, không uống đủ nước, thói quen nhịn đại tiện lâu ngày.
Ngồi hoặc đứng liên tục ở một chỗ quá lâu trong khoảng thời gian dài:
Đây là lý do vì sao những người làm nghề tài xế, lễ tân hay nhân viên công sở thường có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường. Ngồi hoặc đứng nguyên một tư thế quá lâu sẽ làm gia tăng áp lực ở hậu môn, trực tràng và hình thành các búi trĩ.
Nữ giới đang mang thai:
Bệnh trĩ cũng thường xuyên gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân do sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên vùng chậu, hậu môn và trực tràng, do vậy ở thành hậu môn sẽ bị chèn ép nhiều tạo thành các búi trĩ.
Do tuổi tác:
Bệnh trĩ thường gặp nhiều ở người cao tuổi, nguyên nhân chính là khi này các cơ ở hậu môn bị lão hóa nên có độ đàn hồi kém và co thắt hơn trước kia, tạo thành các búi trĩ sa ra hậu môn.
Do di truyền - bẩm sinh: Bệnh trĩ có tính chất di truyền, nếu trong gia đình mà các thế hệ trước có người bị mắc bệnh trĩ thì có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao hơn so với người bình thường.
Tác hại của bệnh trĩ
Thiếu máu: Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ là chảy máu ở hậu môn. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được khắc phục thì sẽ khiến cho bệnh nhân bị thiếu máu.
Bệnh trĩ khiến cho người bệnh bị đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.
Với bệnh trĩ nặng, cơ hậu môn mất dần tính đàn hồi sẽ khiến cho người bệnh lâm vào tình trạng đại tiện gây mất kiểm soát.
Viêm nhiễm vùng hậu môn: Bệnh trĩ gây viêm loét hậu môn, tạo điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng máu và biến chứng thành các bệnh nguy hiểm hơn như nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, Polyp hậu môn,…
Do cấu tạo hậu môn ở nữ giới nằm sát âm đạo vì vậy nếu bị bệnh trĩ mà không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vi khuẩn sẽ dễ tấn công sang âm đạo gây viêm nhiễm âm đạo.
Bệnh trĩ gây tác động không nhỏ đến cả đời sống tình dục của người bệnh.
Bệnh trĩ nặng có thể gây mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh mất đi sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.