Tìm hiểu về bệnh trĩ nội cấp độ 1 và cách điều trị

08/01/2018 4920 đã xem

      Bệnh trĩ nội không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời là đều cần thiết mà bất kỳ ai cũng phải làm. Bởi bệnh trĩ nội có thể chữa khỏi hẳn nếu được điều trị càng sớm càng tốt, đặc biệt là với những người mắc bệnh trĩ nội cấp độ 1 thì điều đó lại càng dễ dàng hơn.

 

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội cấp độ 1

 

      Trĩ nội được hình thành từ chính sự căng giãn quá mức của những tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược bên trong hậu môn – trực tràng. Từ đó gây nên hiện tượng viêm sưng hoặc chảy máu.

 

      Bệnh trĩ nội cấp độ 1 được biết đến là giai đoạn sớm nhất của bệnh trĩ, lúc này những búi trĩ chỉ mới bắt đầu hình thành, triệu chứng đầu tiên của bệnh là táo bón, đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn, và chảy máu khi đi cầu. Lúc đầu, hiện tượng chảy máu thường diễn ra kín đáo, người bệnh chỉ thấy máu dính trên phân hay trên giấy vệ sinh, về sau lượng máu sẽ bắt đầu chảy nhiều hơn và có thể bắn thành tian hoặc chảy nhỏ thành từng giọt.

 

      Các chuyên gia cho biết, bệnh trĩ nội độ 1 thường không khó để nhận biết nhưng bởi vì cảm giác e ngại khi bệnh xuất hiện ở vị trí nhạy cảm, nên nhiều người thường giấu diếm không đi khám và chấp nhận sống chung với bệnh trong thời gian dài. Chỉ đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, khiến họ chịu nhiều đau đớn và bị mất nhiều máu, mới hốt hoảng đi khám và điều trị. Việc này khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

 

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội cấp độ 1 và cách điều trị

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội cấp độ 1 và cách điều trị

 

Cách điều trị bệnh trĩ nội cấp độ 1

 

      Theo các chuyên gia, việc điều trị bệnh trĩ nội cấp độ 1 thường diễn ra không quá khó khăn, các bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây:

 

- Dùng thuốc nội khoa: Thuốc có thể ở dạng uống, đặt hoặc bôi để có thể làm thuyên giảm một số triệu chứng phù nề và sưng đau ở hậu môn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp này, các bạn cần phải hỏi thăm ý kiến của những bác sĩ có chuyên khoa nhằm đảm bảo đơn thuốc đó có thể mang đến hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân.

 

- Bổ sung chất xơ: Các bạn nên thường xuyên bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu chất xơ như: Rau đay, củ khoai loang, rau mồng tươi, những loại hạt ngũ cốc... Nhằm giúp nhuận tràng, chống lại tình trạng táo bón.

 

- Uống nhiều nước: Các bạn nên uống từ 1 - 2 lít nước trong mỗi ngày nhằm giúp làm mềm phân cũng như hỗ trợ cho quá trình đi đại tiện dễ dàng hơn.

 

- Vận động thường xuyên: Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm và chiều, sẽ giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Đặc biệt, không nên ngồi quá lâu hay đứng quá nhiều trong một tư thế bởi vì như vậy sẽ khiến cho máu ở khu vực hậu môn khó lưu thông, khiến cho bệnh ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn.

 

- Tập thói quen đi đại tiện: Các bạn nên luyện tập đi đại tiện theo một khung giờ cố định, nên lựa chọn thời gian buổi sáng là tốt nhất.

 

- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau mỗi lần đi vệ sinh, các bạn nên rửa hậu môn bằng nước sạch, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.

 

      Xem thêm:

       Hình ảnh mô tả và thực tế về bệnh trĩ nội

       Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại

       Khi bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không

 

Bài viết liên quan