Nhiều người thắc mắc bệnh trĩ có lây không và bệnh trĩ lây qua đường gì mà có thể khiến nhiều người trong gia đình cùng mắc trĩ. Để giải đáp thắc mắc này các bác sĩ sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn có những nhận định chính xác hơn về nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Bệnh trĩ lây qua đường gì?
Bệnh trĩ hình thành do hiện tượng căng giãn quá mức tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, đây được coi là bệnh của cuộc sống hiện đại, bởi số lượng người có xu hướng tăng đáng kể. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng không bệnh không di truyền hay lây nhiễm bởi vậy bạn có thể yên tâm về vấn đề này.
Nhiều người lầm tưởng trĩ do di truyền từ đời này sang đời khác hoặc lây qua việc ngồi chung ghế, ăn cùng bàn hoặc nói chuyện, tiếp xúc nhiều,… sẽ bị nhiễm bệnh từ người đó nhưng đây là nhận định sai lầm. Việc có nhiều người trong gia đình mắc bệnh trĩ là do chế độ sinh hoạt, ăn uống giống nhau nên mắc bệnh chứ không có chuyện lây nhiễm.
Các bác sĩ cho biết những nguyên nhân gây bệnh trĩ mà bạn nên biết để tránh nhầm lẫn với bệnh khác là do:
Chế độ ăn uống bất hợp lý: Là nguyên nhân chính gây bệnh và khiến bệnh tình trở nên nặng nề hơn nếu không kịp thời điều chỉnh. Do ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng, lạm dụng chất kích thích, uống ít nước…
Thói quen sinh hoạt không khoa học: Một số người có thói quen nhịn tiểu, nhịn đi cầu lâu ngày, đọc báo, chơi game… gây ra táo bón và dẫn đến bệnh.
Sai tư thế: Do công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong một thời gian như thợ may, nhân viên văn phòng, tài xế, người ít vận động, lười tập thể dục thể thao … là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Phụ nữ có thai: Do áp lực của thai nhi chèn ép lên vùng xương chậu, khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn hoặc sau khi sinh các tĩnh mạch hậu môn co giãn quá mức cũng gây trĩ.
Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, táo bón, kiết lị,… thông thường thời gian đi vệ sinh dài, phải rặn nhiều khiến cơ hậu môn hoạt động quá mức làm phát sinh bệnh,…Ngoài ra yếu tố tâm lý, căng thẳng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân phát sinh trĩ.
Xem bài viết khác:
Bệnh trĩ giai đoạn cuối có những biểu hiện nào
Ngồi nhiều có bị bệnh trĩ hay không?
Bệnh trĩ nội độ 2 có đau không?
Lời khuyên từ các chuyên gia trong việc phòng ngừa bệnh trĩ
Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ hoặc được chẩn đoán bị trĩ bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì bạn cần phải điều chính lại chế độ ăn uống phù hợp kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc như sau:
Tăng cường ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn cay nóng và thức ăn nhiều giàu mỡ …
Bảo đảm đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, không uống nhiều bia, rượu, đồ uống có gas, đồ uống có cồn, các chất kích thích…
Đại tiện vào một giờ cố định đặc biệt là vào sáng sớm, không rặn khi đi đại tiện, không đứng lâu hay ngồi nhiều…
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện để phòng ngừa viêm nhiễm và các bệnh khác ở vùng hậu môn trực tràng phát sinh.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi bệnh trĩ lây qua đường gì hy vọng có thể giúp bạn yên tâm phần nào.