Trĩ là căn bệnh mọi người thường mắc phải nhưng lại hiếm khi đến phóng khám kiểm tra và điều trị, chỉ đến khi tình trạng xấu đi thì mới bắt đầu cho quá trình chữa trị bệnh. Và chắc chắn trong khoảng thời gian cố chịu đựng đó thì người bệnh phải trải qua cảm giác khó khăn và đau đớn rất nhiều, đặc biệt là mỗi lúc sau đại tiện. Hiểu được tâm lý này, bài viết sẽ mách cho các bạn những cách giảm đau đơn giản khi bị trĩ.
Những cách giảm đau khi bị trĩ
Nếu việc phòng ngừa bệnh trĩ đã không phát huy hiệu quả, người bệnh cần phải thật cố gắng kiên trì điều trị bệnh trĩ cho đến hết, không nên tự ý ngưng ngang phác đồ điều trị hay lạm dụng các phương thuốc đông y, dân gian để tránh bệnh quay trở lại.
Trong quá trình điều trị bệnh trĩ, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phải chịu đựng cơn đau trong thời gian dài, vừa có hại cho sức khỏe lại vừa ảnh hưởng không tốt đến tinh thần.
Xem thêm:
Điều trị bệnh trĩ nội độ 1 và 2 như thế nào như thế nào?
Ngứa hậu môn ban đêm có phải do bệnh trĩ không
Sau khi cắt trĩ nên ăn gì mới tốt?
Do vậy, để giảm đau khi bị trĩ, người bệnh có thể thực hiện theo một số mẹo nhỏ sau:
1. Chườm đá
Cho một ít đá vào khăn bông hoặc gạc sạch rồi áp vào hậu môn khoảng 10-15 phút mỗi ngày để làm giảm bớt tình trạng sưng và căng của các cơ vùng trĩ. Kiên trì làm liên tục trong 3 ngày sẽ cảm thấy có hiệu quả ngay.
Chườm đá để giảm đau khi bị trĩ
2. Ngâm nước ấm có pha muối
Muối có thể làm nhiệm vụ sát khuẩn rất tốt, nhưng người bệnh không được pha quá nhiều muối vào nước ấm, vì có thể làm cho vùng hậu môn bị tổn thương do muối gây xót và nhiễm trùng. Để giảm đau khi bị trĩ, lời khuyên từ các chuyên gia là hãy dùng một thau nước muối nhạt ấm và ngâm ngập mông trong đó 15 phút/ngày, cơn đau sẽ nhanh chóng giảm bớt.
3. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Sau mỗi lần đi đại tiện người bệnh cần phải vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ, đây là một việc làm vô cùng cần thiết đối với người bệnh trĩ. Người bệnh không nên dùng xà phòng hay dung dịch vệ sinh mà chỉ dùng nước sạch và lau khô lại bằng khăn bông mềm. Cũng không nên sử dụng giấy vệ sinh có chất tạo mùi hương, vì thành phần hóa học có trong giấy có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn.
Bệnh nhân trĩ có thể dùng lá rau diếp cá nấu trong nước sôi để ấm rồi mang ngâm hậu môn 2-3 lần/ngày, trong khi ngâm thì dùng bã rau diếp cá để rửa sạch vùng bị trĩ.
4. Không rặn mạnh khi đi vệ sinh hay khiêng, nhấc vật nặng quá sức
Nếu muốn điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì người bệnh không nên rặn mạnh khi đi vệ sinh vì như thế sẽ làm búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, người bệnh cũng không nên dùng sức gồng lên khi cố gắng khiêng hoặc nhấc một vật nặng quá sức mạnh.
Trĩ thường xuất hiện và phát triển nặng hơn khi các tĩnh mạch bị trương căng lên. Những hành động nêu trên sẽ vô tình làm huyết áp trong các mạch máu tăng cao và gián tiếp làm căng trương vùng bị trĩ nhiều hơn nữa.
5. Quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày
Để giảm đau khi bị trĩ, hãy quan tâm hơn tới chế độ ăn uống hàng ngày, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có trong rau, củ, quả và các loại hạt ngũ cốc. Uống nhiều nước mỗi ngày và không ăn thực phẩm có vị cay, nóng. Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, do những chất này có khả năng gây hại cho hệ tiêu hóa, làm đường tiêu hóa bị rối loạn và ảnh hưởng tới việc đi đại tiện của người bị trĩ.
Hãy quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng để giảm đau khi bị trĩ
6. Sử dụng thuốc kháng sinh
Cách đơn giản và hiệu quả dành cho người bệnh là sử dụng các loại thuốc kháng sinh để giảm đau khi bị trĩ cấp độ nhẹ, cụ thể là thuốc mỡ bôi có thành phần hydrocortisone. Đó là do khi mắc phải bệnh trĩ, các búi trĩ sẽ gây cảm giác đau rát, ngứa ngáy và khó chịu thường xuyên. Lúc này, thuốc mỡ steroid sẽ nhanh chóng xoa dịu các cơn đau và làm giảm sưng các tĩnh mạch quanh vùng hậu môn.
Những cách giảm đau khi bị trĩ này chỉ có thể giúp được người bệnh giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu trong thời gian ngắn và khi bệnh còn nhẹ. Để an toàn hơn, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của trĩ, bệnh nhân hãy đến các phòng khám chuyên khoa để thăm khám và điều trị để tránh được những biến chứng không đáng có về sau.