Có lẽ hầu hết mọi người đều biết được bệnh trĩ nội không đơn thuần ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây tử vong. Vậy hình ảnh mô tả và thực tế bệnh trĩ nội ra sao? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh khi họ chưa nắm rõ về tình trạng bệnh của mình. Trong bài viết kỳ này, chúng tôi sẽ đề cập và phân tích sâu về hình ảnh của bệnh trĩ, mời các bạn cùng tham khảo.
Hình ảnh và các giai đoạn của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là bệnh do các xoang tĩnh mạch giãn ra, phình to lên hình thành các búi trĩ bên trong hậu môn phía trên đường lược. Trong ba loại bệnh trĩ thì trĩ nội là một trong những bệnh trĩ thường gặp và phổ biến. Theo các bác sĩ phòng khám bệnh trĩ Bình Dương thì dựa vào độ sa của các búi trĩ mà phân trĩ nội thành 4 cấp độ (hay 4 loại) như sau:
Trĩ nội cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, bệnh vừa mới khởi phát chưa gây tổn thương lớn. Búi trĩ có kích thước nhỏ, đi đại tiện ra máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia. Người bệnh nên điều trị ngay từ giai đoạn này để có hiệu quả cao.
Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ đã to hơn, có thể sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện và tự động thụt vào trong được. Đồng thời, lượng máu ra trong giai đoạn này có phần nhiều hơn giai đoạn 1.
Trĩ nội cấp độ 3: Tần suất búi trĩ bị sa ra ngoài nhiều hơn và không tự động co lại được, lúc này người bệnh cần dùng tay để ấn vào. Đồng thời, kích thước của búi trĩ sẽ to hơn, máu chảy ra có màu đỏ tươi.
Trĩ nội cấp độ 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ nội, búi trĩ rất to và bị sa ra ngoài ngay cả khi dùng tay cũng không ấn vào trong được. Giai đoạn này người bệnh thấy có dịch chảy ra, ngứa ngáy, khó chịu.
Xem thêm:
Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại
Cách điều trị bệnh trĩ nội nam giới
Điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả ở Thủ Dầu Một
Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội hiệu quả, an toàn
Khi có các biểu hiện của bệnh trĩ để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng gây ra đau đớn và ảnh hưởng tới sinh hoạt người bệnh nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để phòng bệnh như:
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả mát, uống nhiều nước sẽ giúp giảm nguy cơ gây bệnh trĩ. Ngoài ra có thể bổ sung thêm chất xơ và phải đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước trên 1 ngày để phòng ngừa táo bón.
Tập luyện: Tập luyện sẽ giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch đặc biệt là trong các trường hợp ngồi nhiều, đứng lâu, tập luyện cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, là một trong những nguyên nhân bệnh trĩ.
Tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu.
Tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức, căng thẳng và nín thở khi đi cầu có thể làm tăng áp lực tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng.
Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi cầu.
Giữ vùng hậu môn luôn sach sẽ bằng cách ngâm hậu môn sau mỗi lần đi cầu bằng nước muối ấm, mỗi lần ngâm khoảng 5-10 phút.